Ngành nhựa Việt Nam và bài toán phụ thuộc nguồn nguyên liệu
Ngành nhựa Việt Nam và bài toán phụ thuộc nguồn nguyên liệu
Ngành nhựa đang được hưởng lợi từ sự tăng trưởng chung của nền kinh tế cũng như của các ngành tiêu thụ nhựa như bất động sản - xây dựng, mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm. Tuy nhiên ngành này cũng đang gặp phải không ít khó khăn, trong đó lớn nhất là về nguyên liệu.
Cơ hội từ ngành bất động sản, thực phẩm và phi thực phẩm
Với phân khúc nhựa công nghiệp và nhựa vật liệu xây dựng, Việt Nam là thị trường có sức cầu lớn do sự nóng lên của thị trường bất động sản.
Ngoài ra, phân khúc nhựa bao bì có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trước sự tăng trưởng của ngành thực phẩm, cụ thể là tiêu dùng cà phê hòa tan (tăng 12,2%/năm), bánh mứt kẹo (9%/năm), nước sốt và gia vị (7,7%/năm).
Ngành phi thực phẩm cũng có mức tăng trưởng ấn tượng trong những năm qua và hứa hẹn cơ hội phát triển cho ngành nhựa, chẳng hạn phân khúc giặt tẩy, dung dịch vệ sinh bề mặt sản phẩm chăm sóc da-tóc-Cơ thể dung dịch vệ sinh bề mặt đều có mức tăng trưởng từ 9-15%.
Nhưng giá trị chưa cao
Hai dòng sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất ngành nhựa là nhựa bao bì (395) và nhựa gia dụng (29%) nhưng đây cũng là hai ngành có giá trị gia tăng thấp nhất. Nhựa kỹ thuật có giá trị gia tăng cao nhưng lại chỉ chiếm 15% cơ cấu ngành.
Theo Quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 của Bộ Công thương, ngành nhựa sẽ chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm dần tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật có tính chất cơ lý đặc biệt chuyên dùng trong thi công công trình và hoạt động công nghiệp.
Không chủ động được nguyên liệu
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), tính đến năm 2016, mỗi năm ngành nhựa Việt Nam có nhu cầu khoảng 5 triệu tấn nguyên liệu nhựa và hàng trăm loại phụ gia, trong khi nguồn sản xuất trong nước chỉ cung cấp được khoảng 900.000 tấn nguyên liệu/năm. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2020 Việt Nam phải nhập khẩu 6,602 triệu tấn nguyên liệu chất dẻo trị giá 8,397 tỷ USD nhưng mức tăng 6.3% chỉ bằng một nửa so với năm 2019 và không đạt kỳ vọng các phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.